https://youtu.be/HOgKMsNh4mMWHO tính toán OOP bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2016 đạt 55 USD, tương đương 1,3 triệu VND và chiếm 42% tổng chi tiêu cho y tế. Trong khi, theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu tỷ lệ chi từ tiền túi của người dân bằng hoặc vượt quá 40% khả năng chi trả của hộ gia đình thì gọi là chi phí quá mức (chi phí thảm họa). Tỷ lệ hộ gia đình chịu mức chi phí thảm họa năm 2014 khoảng 2,3% (tương đương khoảng 550.000 hộ gia đình).Nguyên nhân người bệnh phải bỏ thêm tiền túi khi khám, chữa bệnh hiện nay là vì mức hưởng của người đóng bảo hiểm chưa đạt 100% (hiện đang từ 80-100%). Thêm vào đó, tiền thuốc và dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh ngoài danh mục của bảo hiểm có giá cao. Điều này một phần xuất phát từ việc liên kết đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là lắp đặt máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực nhất trong XHH y tế mà vụ việc liên quan đến bệnh viện Bạch Mai gần đây là một ví dụ cụ thể nhất.OOP cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người bệnh tại Việt Nam. Không chỉ vậy, đây cũng là trăn trở của những y bác sĩ, những người tâm huyết mong muốn áp dụng những pháp đồ điều trị tiên tiến, hiệu quả nhất, những loại thuốc phù hợp, tốt nhất để giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh.Để giảm OOP thì cần lưu ý tới hai giải pháp quan trọng: Nhà nước tăng ngân sách đầu tư cho y tế để bảo hiểm có thể chi trả 100% tới tất cả các đối tượng, đồng thời mở rộng danh mục được BHYT chi trả. Nhà nước tăng cường minh bạch thu, chi y tế, đặc biệt là tại các bệnh viện công để giá thuốc và giá các dịch vụ y tế không bị đội cao so với giá thực tế.