Thuật ngữ quyền người tiêu dùng (consumer rights) được cho là do Kennedy nói vào năm 1962 (Larsen and Lawson, Consumer rights: an assessment Of Justice, 2013) và sau này được mở rộng. Năm 1985, Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thừa nhận 8 quyền cơ bản để bảo vệ người tiêu dùng:
- Quyền được an toàn (được bảo vệ chống lại sản phẩm có hại cho sức khoẻ hoặc cuộc sống) (right to safety)
- Quyền được thông tin (right to be informed)
- Quyền được chọn lựa (right to choose)
- Quyền được lắng nghe (right to be heard)
- Quyền được thoả mãn nhu cầu cơ bản (thức ăn, quân áo, ý tế, giáo dục
- Quyền được đền bù (right to redress)
- Quyền được giáo dục về tiêu dùng (rights to consumer education)
- Quyền có môi trường bền vững và sức khoẻ (rights to Healthy & Sustainable Environment)
Tại hội nghị năm 1999 về thương mại và phát triển, Liên HIệp Quốc tái khẳng định các nguyên tắc chung với một bản tuyên bố mở rộng, cung cấp một bản thảo luận chi tiết về cái gì cấu thành mối quan tâm về kinh tế của người tiêu dung, ví dụ, quan tâm đến chất lượng hàng hoá, thay vì chỉ là an toàn sản phẩm (UN 2003, dẫn theo Larsen and Lawson 2013).
Về mặt nghiên cứu, quyền của người tiêu dùng ít được quan tâm vì sự lấn át của diễn ngôn thị trường tự do – thị trường tự do được coi như là một cơ chế hiệu quả để chống lại những bất công xã hội (Larsen and Lawson 2013:517). Theo Larsen at al (2013), vấn đề quyền người tiêu dùng được nói đến nhiều nhất trong lĩnh vực sức khoẻ, và ngoài ra, được đề cập đến về vấn đề sự riêng tư (privacy), chất lượng và dịch vụ của sản phẩm (quality and service). Chính vì thế, UN sau này đã đưa ra một kết quả kết hợp 3 quyền này (privacy, quality and service) với 8 quyền quy định trước đây lại thành 11 quyền của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, không có những nghiên cứu đánh giá về tính thích hợp của những quyền này, và theo Larson và Lawson (2013), do quyền con người về mặt triết học đạo đức là dựa trên công lý phổ quát, nên “công lý” (justice) có thể được sử dụng là khung tiếp cận để đánh giá về quyền của người tiêu dùng, bao gồm một số khía cạnh như” công lý phân phối (distributive justice: đánh giá về sự phân phối hợp lý về quyền lực, lợi ích, kết quả), công lý tổ chức (organizational justice: cảm nhận của mọi người về tính công bằng trong tổ chức; công lý tương tác (interactional justice, có thể chia thành “interpersonal justice” và “informational justice” -đánh giá dựa vào bản chất và chất lượng của các đối xử giữa con người với nhau); công lý trừng phạt (retributive justice) – coi hình phạt là được chấp nhận về mặt đạo đức đối với một số sự bất công và tội ác; công lý phục hồi (restorative justice) – dựa vào nhu cầu của nạn nhân và kẻ vi phạm để khôi phục nhân phẩm của họ trong xã hội; công lý giao hoán (commutative justice) – dựa trên sự công bằng nền tảng (fundamental fairness) trong mọi trao đổi và thoả thuận giữa cá nhân và các nhóm xã hội tư; công lý thủ tục (procedural justice) – quan tâm đến sự công bằng trong thủ tục ra quyết định và các tiến trình cho phép các giải pháp công bằng đạt được.
Theo Larsen & Lawson (2013), tất cả các khía cạnh của công lý đều có thể được soi chiếu trong 11 quyền của người tiêu dùng, cũng như một số vấn đề gần đây của người tiêu dùng (xem hình bên). Xác định rõ ràng khái niệm công lý sẽ có ích cho nghiên cứu về người tiêu dùng (2013:524).